Lượt xem: 63
Bước 1: Chuẩn bị nhà và kệ trồng
- Nhà trồng nấm (cao khoảng 3 m, rộng 4,5 m, dài có thể từ 8 m, hoặc kích thước thay đổi tùy theo điều kiện thực tế).
- Sử dụng bạt không thấm nước che phủ xung quanh nhà trồng, bên trong có thể sử dụng lưới lan hay lưới cước. Nhiệt độ, ẩm độ bên trong nhà có thể điểu khiển được. Phải đảm bảo được độ thông thoáng trong nhà.
- Kệ trồng nấm được làm bằng tre hay sắt, kệ có 3 – 4 tầng, các tầng cách nhau 0,5 m. Phải đảm bảo việc đi lại thuận tiện.
Kệ trồng nấm được làm bằng tre hay sắt, kệ có 3 – 4 tầng, các tầng cách nhau 0,5 m. Phải đảm bảo việc đi lại thuận tiện.
Bước 2: Chuẩn bị rơm sạch
Rơm phải lựa chọn rơm còn mới không bị nhiễm nấm bệnh hay bị thối. Ngoài ra cần xác định rơm không bị nhiễm mặn hay thuốc bảo vệ thực vật trước đó. Có thể sử dụng rơm cuộn khoảng 14 – 16 kg hay rơm đống.
Bước 3: Xử lý rơm
- Chuẩn bị bể ngâm rơm. Nên chuẩn bị bể ngâm gần nơi ủ đống cho thuận tiện.
- Dùng bạt không thấm nước để căng dựng thành bể ngâm, kích thước tùy vào điều kiện thực tế.
- Nền đất để dựng bể ngâm phải bằng phẳng, không có cây nhọn, vật nhọn làm rách thành bể ngâm.
- Chuẩn bị nước vôi: Cho nước vào, mực nước cao khoảng 20 cm, sau đó cho vôi vào, khuấy đều và kiểm tra pH bằng giấy pH (pH = 13 − 14). Thường sử dụng liều lượng khoảng 5 kg vôi, và bổ sung 1kg super lân, 0,5 kg KCl cho 1 m3 nước.
- Rơm sau khi ngâm khoảng 10 phút, thì vớt lên để ráo. Rơm sau khi được ngâm với nước vôi sẽ có màu vàng tươi
Bước 4: Ủ rơm
- Rơm được xếp thành từng lớp, ở giữa được đặt cây chuối, tưới nước và dùng chân giậm để rơm mềm và thấm nước (mỗi lớp 20-30 cm), có thể rải bổ sung một lớp vôi để diệt các loại nấm tạp, tẩy rửa phèn bám trên thân rơm bằng cách tưới nhẹ.
- Tiếp tục xếp các lớp tiếp theo cho đến khi đống ủ đủ lớn (cao khoảng 1,2 − 1,5 m, rộng 1,5 m và dài có thể hơn 1,5 m), lượng rơm sử dụng ≥1000 kg, tiến hành rút cây ở giữa đống ủ lên, tạo độ thông thoáng cho đống ủ và dùng bạt không thấm nước bao xung quanh đống ủ, để giữ ẩm và giữ nhiệt.
- Sau 7 ngày, tiến hành đảo ủ lần 1 (đảo ủ từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài). Tưới nước bổ sung khi thấy thiếu nước và nén chặt đống ủ (nếu thừa nước, thì không cần nén chặt đống ủ). Yêu cầu ẩm độ phải đạt 70 − 75%, nhiệt độ trên 60 − 70 độ C
- Sau 10 ngày, tiến hành đảo ủ lần 2. Rơm sau khi ủ được 17 ngày thì có thể sử dụng để trồng nấm.
Bước 5: Chuẩn bị meo giống
- Meo giống là meo trấu, nên chọn những bịch meo có tơ ăn trắng đều, có mùi thơm dễ chịu.
- Meo giống được đánh tơi và trộn với men kích thích tơ nấm tỉ lệ theo khuyến cáo.
Bước 6: Chất rơm lên kệ
- Ủ tơ trong vòng 3 ngày, kiểm tra ẩm độ và nhiệt độ trong nhà trồng thường xuyên, để điều khiển nước phun ẩm và mở cho thông thoáng nhà trồng.
- Sau 3 ngày tiến hành bón phân trùn quế, liều lượng 2 kg/m2.
Bước 7: Chăm sóc và tưới đón nấm
- Trong thời gian ủ tơ cần theo dõi nhiệt độ và ẩm độ nhà trồng.
- Nhiệt độ phù hợp cho giai đoạn tơ nấm là 15 – 40 độ C, ẩm độ là 50 – 70%;
- Giai đoạn ra quả thể là 25 – 30 độ C, ẩm độ 80 – 100%.
- Giai đoạn này giá thể không cần ẩm nhiều, nếu nhiệt độ cao và ẩm độ thấp thì tiến hành phun sương trong nhà trồng.
- Sau 7 ngày tiến hành tưới phun nước nhiều để kích thích tơ nấm hình thành quả thể. Khi phun nước nên kết hợp chiếu sáng trong 12 giờ, giúp việc hình thành quả thể đồng loạt.
- Có thể phun bổ sung 0,05% natri axetat (1 L/m2 ) giúp nấm phát triển được tốt hơn.
Bước 8: Thu hoạch
- Thu hoạch nấm rơm vào giai đoạn hình trứng. Mỗi ngày thu làm 2 lần, buổi sáng (5 – 6 giờ) và buổi chiều (17 – 18 giờ), để đảm bảo chất lượng, năng suất và bán được giá cao.
- Thu hoạch 2 đợt, Đợt 1 kéo dài khoảng 4 ngày, sau đó chăm sóc như ban đầu khoảng 5 – 6 ngày thì nấm bắt đầu xuất hiện và thu kéo dài khoảng 3 ngày.
Bước 9: Vệ sinh nhà trồng
- Sau khi thu hoạch nấm, giá thể có thể ủ lại làm phân hữu cơ để bón cho cây trồng.
- Mở bạt phủ xung quanh giúp nhà trồng thông thoáng, và dùng vôi để diệt khuẩn, cách ly ít nhất 1 tháng để có thể trồng vụ tiếp theo
Tham khảo thêm video về trồng nấm trong nhà và ngoài trời
Nội dung
Nội dung