1. Sản xuất các giống lúa thuần
Để được chứng nhận, hạt lúa giống phải trải qua một số bước kiểm tra nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất và xử lý. Bao gồm:
2. Nguồn giống
3. Kiểm tra đồng ruộng
Mỗi quốc gia đều có các tiêu chuẩn về số lượng cho phép của các loại khác dòng, các loại cỏ dại không được chấp nhận và số lượng cây bị bệnh (xem ví dụ ở Bảng 1)
Bảng 1. Ví dụ về “Chỉ tiêu độ thuần giống và cỏ dại” của ruộng sản xuất giống lúa
4. Lựa chọn đồng ruộng và chuẩn bị đất
Ở hầu hết các quốc gia, các ruộng sản xuất giống lúa xác nhận phải đáp ứng các tiêu chí sau:
5. Quản lý cây trồng
Việc quản lý, chăm sóc sẽ ảnh hưởng đến thời gian và độ chín đồng đều của lúa. Các yêu cầu cơ bản của quản lý cây trồng tốt bao gồm:
5.1. Kỹ thuật trồng trọt và mật độ
Mật độ cây thấp có thể dẫn đến:
- Tăng đẻ nhánh, dẫn đến các bông lúa chín không đồng loạt
- Số lượng cỏ dại tăng lên
- Giảm năng suất tiềm năng của giống
Mật độ cây cao có thể làm giảm năng suất và chất lượng do:
- Cạnh tranh nước và dinh dưỡng;
- Cạnh tranh ánh sáng
- Đổ ngã
- Giảm kích thước hạt
5.2. Ngủ nghỉ của hạt
Nhiều giống lúa có thời kỳ ngủ nghỉ ngay sau khi thu hoạch đến 1 tháng. Trong thời gian đó tỷ lệ nảy mầm thấp và thay đổi. Một số phương pháp xử lý khác nhau được sử dụng để phá ngủ và tăng tỷ lệ nảy mầm.
5.3. Quản lý nước
5.4. Quản lý dinh dưỡng
5.5. Khử lẫn
5.6. Quản lý thu hoạch
Thời điểm thu hoạch:
Giai đoạn tối ưu để thu hoạch là khi hạt có độ ẩm từ 22 đến 24% hoặc khi 80–85% hạt có màu vàng rơm và các hạt ở phần dưới bông đang ở giai đoạn gần chín. Đây là khoảng 30 ngày sau khi trỗ.
- Nếu thu hoạch quá muộn, nhiều hạt sẽ bị thất thoát do bị rụng hoặc bị khô và bị nứt trong quá trình đập lúa. Hạt nứt sẽ không nảy mầm được.
- Nếu thu hoạch sớm sẽ có nhiều hạt chưa chín, chất lượng sẽ giảm. Việc tuốt/đập lúa phải làm ngay sau khi cắt vì các bông đã cắt càng trữ lâu thì nguy cơ bị đổi màu hoặc ố vàng càng cao.
Hiệu chỉnh máy: Cần hiệu chỉnh tốc độ tuốt chính xác để có chất lượng hạt giống cao nhất và giảm thiểu tổn thất do tuốt/đập.
Tốc độ đầu trống đối với máy tuốt răng chốt phải nằm trong khoảng từ 12 đến 16 m/s, tương đương 600 vòng/phút đối với máy tuốt thường được sử dụng có đường kính trống là 0,63 m. Tốc độ cao hơn dẫn đến mức độ hư hại của hạt cao hơn trong khi tốc độ thấp hơn sẽ có hạt sót lại trên bông. Tốc độ quạt và tốc độ dao động phải nằm trong khoảng từ 800 đến 850 vòng/phút. Khoảng cách giữa răng chốt và phần lõm phải là khoảng 25 mm.