Hệ sinh thái là một hệ sinh học gồm các sinh vật sống (thực vật, động vật và sinh vật) tương tác với nhau và môi trường phi sinh vật của chúng (thời tiết, trái đất, mặt trời, đất, khí hậu, khí quyển, độ ẩm, nhiệt độ, nước…). Các sinh vật sống được gọi là yếu tố sinh học và những thứ không sống là yếu tố phi sinh học.
Hệ sinh thái ruộng lúa là khu vực nơi cây lúa đang phát triển. Thông thường, tùy thuộc vào thuật ngữ thủy văn của nơi trồng lúa, hệ sinh thái lúa có thể được phân thành bốn loại:
Hệ sinh thái lúa vùng cao nhờ mưa thường có ở vùng núi (trong điều kiện khô ráo, không tưới), hạt giống được rải hoặc gieo xuống đất khô trước mùa mưa (lúa nương, lúa rẫy). Đất vẫn hiếu khí trong tất cả các mùa sinh trưởng. Thông thường, lúa nương có năng suất tương đối thấp. Có nhiều yếu tố hạn chế năng suất trong đó có hạn hán và cỏ dại.
Hệ sinh thái lúa có tưới là loại hệ sinh thái chính được ở Đông Á. Lúa có tưới vùng thấp được trồng trên các thửa ruộng có bờ bao, đảm bảo cung cấp nước cho một hoặc nhiều vụ trong năm. Sự sẵn có và kiểm soát nước giúp giảm nguy cơ mất mùa. Khi ấy nông dân sẽ có thể đầu tư vào phân bón, mang lại năng suất lúa cao hơn.
Hệ sinh thái lúa vùng đất thấp nhờ mưa:
- Có thể được tìm thấy ở những khu vực tương tự như hệ sinh thái lúa vùng đất thấp có tưới tiêu.
- Nhưng nước cung cấp cho ruộng lúa phải phụ thuộc vào lượng mưa nên rất hay xảy ra tình trạng hạn hán và lũ lụt.
- Độ mặn có thể là một vấn đề lớn ở các khu vực ven biển do sự xâm nhập của nước biển nhưng không có nước tưới rửa mặn.
- Dẫn đến năng suất thấp và tỷ lệ đói nghèo cao
Hệ sinh thái lúa dễ bị ngập lụt (nước sâu)
- Ở những khu vực phải hứng chịu lũ lụt không kiểm soát được (mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11).
- Mực nước có thể dâng cao tới 4 m.
- Các giống lúa được chọn dựa trên mức độ chịu ngập, gọi là lúa nổi hay lúa nước sâu, dài 2-3 m và có đặc điểm là có khả năng vươn dài/ cao khi bị ngập nước; nhưng năng suất thấp, thường dao động từ 1 đến 3 tấn/ha.