Lợi ích từ việc cải thiện quản lý phân đạm
- Nông dân trồng lúa
- Tăng lợi nhuận
- Tăng năng suất
- Quốc gia hoặc vùng miền của quốc gia
- Tự cung tự cấp lúa gạo
- Giảm di cư ra khu vực đô thị
- Môi trường
- Giảm rửa trôi đạm ra môi trường (ví dụ: rửa trôi và phát thải khí nhà kính)
Quản lý SSNM dựa vào Nitơ
- Xác định lượng phân đạm bằng cách tiến hành thử nghiệm bón khuyết chất dinh dưỡng (NOPT)
- Tối ưu hóa việc bón phân đạm làm nhiều lần
Hai thành phần chính trong quản lý phân đạm cho lúa:
- Ước tính lượng phân đạm – Thực hiện trước khi trồng và khi biết điều kiện canh tác của vụ trước.
- Chia phân đạm bón thành nhiều lần trong vụ.
- Sử dụng lượng đạm thích hợp ở các giai đoạn sinh trưởng quan trọng.
- Điều chỉnh khối lượng cho phù hợp với điều kiện của mùa vụ.
Tối ưu hóa việc bón phân đạm làm nhiều lần
Bón phân đạm làm nhiều lần trong suốt thời gian sinh trưởng của cây trồng.
- Bón lượng đạm phù hợp vào những giai đoạn sinh trưởng quan trọng.
- Điều chỉnh lượng đạm để phù hợp với điều kiện của mùa vụ..
Ví dụ về hướng dẫn được dùng để minh họa cho các giai đoạn sinh trưởng quan trọng của cây trồng
Điều chỉnh thời điểm bón phân đạm cho phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng quan trọng của một giống lúa. Đẻ nhánh rộ và làm đòng phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống lúa.
Bón phân đạm vào giai đoạn sinh trưởng quan trọng
Khuyến cáo thời điểm bón phân đạm ở phiên bản Beta RCM cho Đồng bằng sông Cửu Long
Chia các đợt bón phân đạm cho cây lúa
Giai đoạn đầu (từ bón lót tới 14 NSC hoặc 21 DAS/NSS)
- Nhu cầu đạm nhỏ: thường chỉ cần không quá 30% tổng lượng đạm
Sau giai đoạn 14 DAT hoặc 21 DAS
- Thường bón phân đạm hai lần
- Đảm bảo đủ đạm ở giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng
- Có thể sử dụng bảng màu lá lúa (LCC) để xác định thời điểm bón đạm hoặc điều chỉnh liều lượng
Cải thiện thời điểm bón phân đạm có thể giúp tăng năng suất lúa
Sử dụng ít phân đạm hơn ở giai đoạn đầu và nhiều phân đạm hơn ở giai đoạn làm đòng giúp tăng năng suất ở lúa sử dụng nước mưa tại Philippin.