NUE = (Dinh dưỡng bị thất thoát/ Chất dinh dưỡng được đưa vào) x 100
- NUE = 100%: giá trị lý tưởng, không ảnh hưởng đến môi trường
- NUE < 100%: phần chất dinh dưỡng được đưa vào vẫn còn trong đất hoặc/và thất thoát ra môi trường
- PFPN = Năng suất / lượng phân đạm được sử dụng
- Nhu cầu Nitơ = Năng suất /PFPN
- So sánh các cánh đồng trồng cùng một loại cây trồng, cả trong một trang trại và giữa các trang trại, nhưng cũng có thể dùng để phân tích xu hướng theo thời gian ở quy mô trang trại, quốc gia, khu vực hoặc thậm chí toàn cầu.
- Ở cấp trang trại, PFP giúp so sánh một cách tương đối đầu ra sản phẩm cây trồng với đầu vào phân bón và được tính toán từ thông tin có sẵn.
- Đối với nông dân, đây là một chỉ số thiết thực và có ý nghĩa kinh tế. Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng từ đất bản địa cao và hiệu quả sử dụng phân bón cao đều quan trọng như nhau đối với việc đạt được mục tiêu PFP tốt.
- Đối với lúa được quản lý tốt, PFP thường dao động từ 40 đến 80 kg hạt trên mỗi kg đạm được sử dụng.
- Với tỷ lệ phân bón thấp, khi đầu ra dinh dưỡng cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ nguồn cung dinh dưỡng đất bản địa, PFP có thể cao hơn mức trên và có thể cho thấy khai thác chất dinh dưỡng trong đất dễ gây giảm năng suất cây trồng trong các vụ sau.
Các cách tiếp cận để nâng cao NUE
- Đối với Ni-tơ
- Nâng cao năng suất mà không làm tăng tỷ lệ Nitơ thông qua quản lý cây trồng và chất dinh dưỡng
- Giảm tỷ lệ Nitơ mà không ảnh hưởng tới năng suất thông qua quản lý cây trồng và chất dinh dưỡng
- Quản lý cân bằng chất dinh dưỡng
- Ni-tơ tan chậm
- Quản lý chất dinh dưỡng theo vùng chuyên biệt (SSNM)
- Đầu vào hữu cơ (ví dụ: than sinh học, phân chuồng)
- Phân bón silicat
- Gieo trồng
- AWD
- Quản lý cây trồng tổng hợp
SSNM
SSNM: lượng Nitơ giảm, năng suất tăng hoặc không thay đổi, PFPN tăng
Phân đạm tan chậm
Phân đạm tan chậm được thiết kế để cung cấp nitơ cho cây trồng một cách từ từ trong thời gian dài. Không giống như phân đạm thông thường giải phóng chất dinh dưỡng nhanh chóng vào đất (đôi khi nhanh hơn tốc độ cây có thể sử dụng được), các công thức phân tan chậm giúp giảm nguy cơ rửa trôi nitơ và bay hơi, qua đó giúp cây trồng sử dụng chất dinh dưỡng hiệu quả hơn và ít tác động đến môi trường.
Đạm tan chậm: lượng Nitơ không đổi, năng suất tăng, PFPN tăng
Phân Urê trắng thông thường, urê xanh (GU: hợp chất urê bọc Neb26, Mỹ) và urê cam (OU: hợp chất urê bọc Agrotain, Mỹ).
Than sinh học (vỏ trấu, rơm rạ…): lượng Nitơ không đổi, năng suất có thể tăng hoặc giảm, PFPN có thể tăng hoặc giảm
Phân chuồng: lượng Nitơ không đổi, năng suất tăng, PFPN tăng
Lợi ích của phân bón silicat
- Kháng sâu bệnh: Silic củng cố thành tế bào thực vật, khiến mầm bệnh và sinh vật gây hại khó xâm nhập và gây hại cho cây.
- Cải thiện sức đề kháng đổ ngã của cây lúa.
- Khả năng chịu hạn hán và kim loại: Silic có thể cải thiện khả năng chống chịu của thực vật đối với các stress trong môi trường sống, trong đó có cả hạn hán và độc tính từ kim loại nặng.
- Tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng: Việc sử dụng phân bón silicat có thể cải thiện hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng của cây, làm giảm nhu cầu sử dụng các loại phân bón khác.
Sử dụng và quản lý:
- Việc sử dụng phân bón silicat có thể thay đổi, tùy vào cây trồng, loại đất và mức silic hiện có trong đất. Những loại phân bón này có thể được sử dụng trực tiếp vào đất hoặc phun lên lá. Vì silic không có tính di động cao trong cây nên phân bón silicat thường được phun lên lá nhằm tăng hiệu quả cung cấp trực tiếp silic cho các bộ phận khác của cây.
Phân bón silicat: lượng N không đổi, năng suất tăng, lượng metan giảm
Gieo sạ chính xác bằng máy móc (DSR) tại Việt Nam
Bằng chứng về lợi ích nông học của DSR bằng máy so với DSR bằng tay
- Tỷ lệ giống: giảm 70%.
- Năng suất: Không giảm năng suất.
- Sử dụng nitơ: giảm >20% và nâng cao hiệu quả sử dụng Nitơ.
- Lợi nhuận tăng: 432 và 90 USD/ha vào vụ đông-xuân & hè-thu;.
- Dấu chân carbon: phát thải khí nhà kính theo năng suất giảm được 10%, nhờ giảm giống và phân bón
AWD/tiêu: lượng Nitơ không đổi, năng suất không đổi hoặc tăng, PFPN tăng
Nội dung
Nội dung