• Chủ đề
  • Câu hỏi thường gặp
  • Thông tin canh tác theo thời gian thực
  • RCM-Bón phân đúng
  • Tài liệu tham khảo
  • Video hướng dẫn kỹ thuật
  • Hỏi đáp trực tuyến
VI
Tiếng Việt
logo
  • Chủ đề
  • Câu hỏi thường gặp
  • Thông tin canh tác theo thời gian thực
  • RCM-Bón phân đúng
  • Tài liệu tham khảo
  • Video hướng dẫn kỹ thuật
  • Hỏi đáp trực tuyến
VI
Tiếng Việt
logo
Tất cả các chủ đề Thực hành canh tác tốt cho sản xuất lúa gạo

Chuẩn bị đất và gieo cấy

Sử dụng hạt giống đã đăng ký để gieo trồng

Nguồn giống phải là hạt giống nguyên chủng (trồng lúa giống) hoặc hạt giống xác nhận (trồng lúa thương mại)

Giống đã đăng ký có khả năng sinh trưởng tốt hơn, năng suất ổn định, được cả nông dân và người tiêu dùng ưa chuộng.

  • Bón phân hữu cơ 5-10 tấn/ha trước khi làm đất 1-2 tuần để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất cho cây lúa và giữ cho đất khỏe mạnh.
  • Cho phân hủy cỏ dại, rơm rạ trên ruộng. Thời gian cần thiết để phân hủy hoàn toàn cỏ dại và tàn dư cây trồng là khoảng ba tuần.

Cày/phay khi ruộng còn khô.

  • Phay/ bừa hai lần khi độ ẩm đất vừa đủ, sau đó san phẳng. Thời gian giữa 2 lần phay là 1 tuần.
  • Phay thứ nhất dọc theo hướng cày và lần thứ hai theo hướng ngang (với hướng cày)
  • Sau lần phay cuối, san phẳng ruộng bằng ván gỗ hoặc các vật liệu phù hợp khác.

Gieo cấy đồng loạt

  • Gieo cấy trong thời gian khuyến nghị cùng với các nông dân khác. Tất cả các thửa ruộng phải được trồng trong vòng 30 ngày
  • Sử dụng lượng giống khuyến nghị (lúa cấy 60 kg), sử dụng máy cấy là 70-80kg/ha,
  • Làm mạ trên luống rộng 2 m, chiều dài theo chiều dài ruộng. Các luống cách nhau 30 cm.
  • Gieo hạt đã nảy mầm ở mật độ 70 đến 80 g/m2 . Ngâm hạt trong 24 giờ và ủ trong 24 đến 48 giờ tùy theo giống và điều kiện thời tiết. Hạt giống sẵn sàng để gieo khi mầm đã nhú lên.
  • Cấy khi mạ 12-15 ngày tuổi cho máy cấy, khi mạ 15-25 ngày với 2-3 dảnh/khóm cho cấy thủ công. Mật độ là 20 x 20 cm hoặc 25 x 25 cm tùy theo độ phì của đất.
  • Nhóm nhân giống hoặc người trồng lúa giống không được phép xuống giống cùng thời gian gieo cấy đại trà.
  • Cấy dặm trong vòng 7 ngày sau khi cấy
  • Thực hành khử lẫn bốn lần ở các giai đoạn quan trọng sau: Giai đoạn đẻ nhánh, trỗ, chín sáp và trước khi thu hoạch để loại bỏ cỏ dại, lúa đỏ và các giống lẫn khác.

Mục đích của quản lý dinh dưỡng hiệu quả và tiết kiệm chi phí

  • Tối đa hóa sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng thông qua các thực hành canh tác tốt.
  • Tận dụng tối đa chất dinh dưỡng từ bất kể nguồn nào
  • Sử dụng phân khoáng theo yêu cầu để khắc phục những hạn chế về dinh dưỡng cụ thể

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TIẾT KIỆM CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ

Giảm thiểu rủi ro mất mùa bằng cách:

  • Lựa chọn mục tiêu năng suất thực tế và kinh tế
  • Thực hành sử dụng phân bón hiệu quả
  • Cân bằng dinh dưỡng bằng cách bổ sung phân hữu cơ

Tối đa doanh thu bằng cách:

  • Xem xét chi phí đầu vào

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TỔNG HỢP: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL)

Lượng phân bón cho 01 ha đối với lúa gieo sạ vùng ĐBSCL

  • Khuyến khích sử dụng 1,5-3,0 tấn phân hữu cơ.
  • Vôi: 200-300 kg đối với đất có độ chua vừa và trung bình (pHKCl 4,0-5,0); 400-500 kg đối với đất chua nhiều và đất phèn (pHKCl < 4,0).
  • Khi sạ lúa bằng máy kết hợp vùi phân, nên giảm từ 10-15% lượng
  • Đạm so với phương pháp sạ không kết hợp vùi phân.
  • Khuyến khích sử dụng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh lượng
  • Đạm bón phù hợp.

Thời kỳ bón phân

Áp dụng cơ giới hoá sạ hàng hoặc sạ cụm kết hợp vùi phân

  • Giảm lượng đạm 10-15%.
  • Bón phân chia thành 02 lần:

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TỔNG HỢP: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH)

Lượng phân bón

Bón 1- 1,5 tấn/ha phân ủ hoặc phân hữu cơ chế biến. Nếu sử dụng phân hữu cơ khoáng, thì cân đối lại lượng NPK cho phù hợp. Khuyến khích sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ và các phụ phẩm khác.

Thời kỳ bón phân

      Đối với đất bạc màu, thành phần cơ giới nhẹ:

  • Bón lót: 100 % phân hữu cơ và phân lân, 15 – 20% phân đạm, 30 – 35% phân kali.
  • Bón thúc lần 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh, 65 – 70% phân đạm, 20 – 25% phân kali.
  • Bón thúc lần 2: Khi lúa đứng cái, bón nốt lượng phân còn lại.

      Trường hợp gieo sạ:

  • Bón lót: 100% phân hữu cơ và phân lân, 25 – 30% phân đạm, 15 – 20% phân kali.
  • Bón thúc lần 1: Sau khi gieo sạ 7 – 10 ngày, 55 – 60% phân đạm, 20 – 30% phân kali.
  • Bón thúc lần 2: Khi lúa đứng cái, bón nốt lượng phân còn lại.

Một số lưu ý khác sử dụng phân bón:

  • Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, tái sử dụng phụ phẩm theo hướng kinh tế tuần hoàn.
  • Khuyến khích sử dụng phân bón chuyên dùng, phức hợp, hỗn hợp, phân giải chậm, phân giải có kiểm soát và các loại phân bón thế hệ mới khác (sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
  • Bón phân nặng đầu, nhẹ cuối và bón ít lần (tối đa 3 lần).
  • Sử dụng bảng hoặc công cụ so màu lá lúa.
  • Đối với lúa lai: lượng phân đạm và kali bón tăng thêm 10% so với lúa thuần.
  • Khi lúa bị ngộ độc hữu cơ:

+ Làm cỏ sục bùn;

+ Rút nước, để ruộng khô 2 – 3 ngày (nứt chân chim).

+ Sau khi cho nước vào bón lân, vôi.

+ Ngừng bón phân đạm qua gốc và bổ sung phân bón lá.

+ Khi lúa phục hồi thì chăm sóc như bình thường.

  • Đối với vụ Đông Xuân:

+ Khi rét đậm, rét hại kéo dài sau cấy: không bón phân đạm, tăng cường bón phân kali, bổ sung các loại phân bón qua lá.

+ Trường hợp thời tiết ấm, có nguy cơ trỗ sớm, cần bón bổ sung 25 – 30 kg urea/ha (1kg/sào Bắc Bộ).

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TỔNG HỢP: VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Lượng phân bón

  • Phân hữu cơ: Bón 1- 1,5 tấn/ha phân ủ hoặc phân hữu cơ chế biến. Nếu sử dụng phân hữu cơ khoáng, thì cân đối lại lượng NPK cho phù hợp. Khuyến khích sử dụng phân hữu cơ từ rơm rạ và các phụ phẩm khác.
  • Vôi: 400 – 500 kg/ha đối với chân đất chua trũng (pHKCl< 5).
  • Phân bón đa lượng đối với vụ Đông Xuân:

+ Đối với chân đất có độ phì trên trung bình: 80-90 kg N, 40-50 kg P2O5 và 60-70 kg K2O cho 1 ha.

+ Đối với chân đất có độ phì thấp: 90-100 kg N, 40-50 kg P2O5 và 70-80 kg K2O cho 1 ha.

  • Lượng phân đạm trong vụ Hè Thu/vụ Mùa giảm 10% so với vụ Xuân.

Phương pháp  bón

  • Bón lót: 100 % phân hữu cơ và phân lân, 15 – 20% phân đạm, 15 – 20% phân kali.
  • Bón thúc lần 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh, 65 – 70% phân đạm, 20 – 30% phân kali
  • Bón thúc lần 2: Khi lúa đứng cái, bón nốt lượng phân  còn lại.

      Trường hợp gieo sạ:

  • Bón lót: 100% phân hữu cơ và phân lân, 25 – 30% phân đạm, 15 – 20% phân kali.
  • Bón thúc lần 1: Sau khi gieo sạ 7 – 10 ngày, 55 – 60% phân đạm, 20 – 30% phân kali.
  • Bón thúc lần 2: Khi lúa đứng cái, bón nốt lượng phân còn lại.

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TỔNG HỢP: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

Lượng phân bón cho 01 ha:

  • Phân hữu cơ: 5 tấn phân chuồng/ha hoặc 1,5-2,0 tấn phân hữu cơ vi sinh.
  • Vôi: 400-500 kg đối với chân đất chua trũng (pHKCl < 5).
  • Phân bón đa lượng đối với vụ Đông Xuân:

          + Đối với chân đất có độ phì trên trung bình: 80-90 kg N, 40-50 kg P2O5 và 60-70 kg K2O.

          + Đối với chân đất có độ phì kém: 90-100 kg N, 40-50 kg P2O5 và 70-80 kg K2O.

  • Lượng phân đạm trong vụ Hè Thu giảm 10% so với vụ Đông Xuân.

Phương thức bón phân:

  • Bón lót:

          + Phân hữu cơ và vôi.

          + Phân đa lượng: 20% N + 80% P2O5 + 20% K2O.

  • Bón thúc:

          + Lần 1: Sau sạ 15-20 ngày đối với vụ Đông Xuân và sau sạ 10-15 ngày đối với vụ Hè Thu, lượng bón 50% N + 20% P2O5 + 20% K2O.

          + Lần 2: Khi lúa đứng cái, bón lượng phân bón còn lại.

Quản lý rơm rạ

  • Rơm rạ là vật liệu hữu cơ duy nhất có sẵn với số lượng đáng kể cho hầu hết nông dân trồng lúa.
  • Vùi rơm và rạ sẽ hoàn trả hầu hết các chất dinh dưỡng mà cây lúa đã hấp thụ và giúp duy trì nguồn dinh dưỡng dự trữ của đất về lâu dài.
  • Cày sớm trên đất khô ở độ sâu 5 đến 10 cm (để vùi phụ phẩm cây trồng và tăng cường thông thoáng cho đất khi để ải) có lợi đối với độ phì nhiêu của đất trong các hệ thống canh tác lúa thâm canh.
  • Việc cày nông trên đất khô nên được thực hiện tối đa 2-3 tuần sau khi thu hoạch trong các hệ thống trồng trọt có thời gian để ải giữa hai vụ ít nhất là 30 ngày.

 

 

 

CUNG CẤP ĐÚNG LƯỢNG NƯỚC KHI CÂY LÚA CẦN

 

Các bệnh chính gây mất năng suất đáng kể (đối với giống 120 ngày)

Các loài côn trùng gây hại chính, mức độ nghiêm trọng và biện pháp quản lý ở từng giai đoạn

 

Thiết bị quan trọng để thu hoạch

Các bước quan trọng để thu hoạch

 

 

 

Bài học trước

Vị trí và cơ sở vật chất trang trại

Bài học tiếp theo

Chuẩn bị đất và gieo cấy
Nội dung
Nội dung

Nội dung

Quản lý trước mùa vụ

1 Bài học •
  • Vị trí và cơ sở vật chất trang trại

Quản lý cây trồng trên đồng ruộng

5 Bài học •
  • Chuẩn bị đất và gieo cấy
  • Quản lý dinh dưỡng tổng hợp
  • Quản lý nước
  • Quản lý dịch hại tổng hợp
  • Quản lý thu hoạch

Quản lý sau thu hoạch

1 Bài học •
  • Quản lý sau thu hoạch

Thông tin liên hệ

IRRI Việt Nam
Km2 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Ý kiến đóng góp

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về N.Ton@cgiar.org
Menu
  • Chủ đề
  • Câu hỏi thường gặp
  • Thông tin canh tác theo thời gian thực
  • RCM-Bón phân đúng
  • Tài liệu tham khảo
  • Video hướng dẫn kỹ thuật
  • Hỏi đáp trực tuyến
logo Ảnh bổ sung
Fanpage
youtube
Zalo
x
x