1. Qui trình kỹ thuật canh tác chất lượng cao và phát thải thấp
2. Một số lưu ý trong kỹ thuật làm đất
- Hàng năm cần cày và phơi ải (sau thu hoạch Vụ Đông Xuân). Các vụ còn lại áp dụng phương thức xới, trục và trạc.
- Yêu cầu mặt ruộng bằng phẳng, chênh lệch giữa điểm cao nhất và thấp nhất tối đa không quá 5 cm. Áp dụng biện pháp san ướt dựa theo mực nước hoặc san phẳng mặt ruộng điều khiển bằng tia laser, v.v.
- Vệ sinh đồng ruộng, gia cố bờ bao để quản lý nước, phay cho tơi đất với độ sâu 7-15 cm; trục, trạc, đánh rãnh nước, diệt ốc bươu vàng.
- Làm đất xong, rút nước trước khi vận hành máy gieo sạ từ 6-12 giờ (nên rút nước 01 đêm, sáng hôm sau tiến hành sạ).
3. Các vấn đề trong san phẳng đồng ruộng
4. San phẳng laser
San phẳng laser là công nghệ cơ giới hóa chính xác làm cho mặt ruộng bằng phẳng (không dốc và không chênh lệch).
Một hệ thống san phẳng laser bao gồm:
Các yêu cầu kỹ thuật chính cho áp dụng san laser:
- San laser khi ruộng khô (5 năm/lần).
- Độ chính xác san phẳng: chênh lệch cao độ giữa các vị trí trong mặt ruộng không quá 3 cm.
- Bộ phận san laser được kéo bằng máy kéo bánh hơi mà không dùng bánh xích để tránh làm hư mặt ruộng.
- Nếu chênh lệch cao độ hay góc nghiêng của ruộng lớn hơn tầng đế cày thì phải tạo thành 2 ruộng với hai cao độ khác nhau (kiểu ruộng bậc thang) hoặc di chuyển lớp đất bề mặt và trả lại sau san phẳng để không làm mất tầng đất đế cày.
5. Các phương pháp làm đất trồng lúa ở ĐBSCL
Một số lưu ý trong chuẩn bị giống:
a)Giống lúa: Sử dụng giống xác nhận, được phép lưu hành.
b)Lượng giống gieo sạ: Tùy theo biện pháp cơ giới hóa, khối lượng hạt giống sạ không quá 70 kg/ha.
Nếu hạt nứt nanh đạt yêu cầu mà chưa thể đưa đi gieo thì cần rãi ra nơi thoáng mát để hạn chế sự phát triển của mầm và rễ.
Sạ hàng hay cụm bằng máy kết hợp vùi phân (mDSR)
- Giảm lượng giống (≤ 60 kg/ha)
- Thay đổi hành vi nông dân chấp nhận chi phí sử dụng giống xác nhận
- Kết hợp vùi phân è chỉ còn bón 2 lần, 70-80 kgN/ha (giảm 20% so với sạ lan)
- Giảm áp lực sâu bệnh thông qua mật độ gieo sạ tối ưu và quản lý cỏ dại tổng hợp
- Giảm đổ ngã thông qua mật độ gieo sạ tối ưu và quản lý dinh dưỡng cân bằng
- Năng suất và lợi nhuận cao hơn
1. Kỹ thuật cơ giới hóa gieo sạ cụm
- Khoảng cách hàng: 20-30 cm.
- Khoảng cách cụm: 10 – 12 – 14 – 16 – 20 cm.
- Số hạt/cụm: có thể điều chỉnh, ≤ 20 hạt/cụm
- Lượng giống gieo sạ: ≤ 60 kg/ha.
- Một số chức năng khác có thể kết hợp như vùi phân, phun thuốc
- Liên hợp với máy kéo, công suất tối thiểu: 25 HP
- Công suất làm việc : 0.3-1 ha/h.
Các loại máy sạ cụm kết hợp vùi phân
2. Kỹ thuật cơ giới hóa gieo sạ hàng
- Khoảng cách hàng: có thể điều chỉnh, ví dụ: 25×25 cm hoặc 15x15x35 (hiệu ứng hàng biên)
- Lượng giống gieo sạ: ≤ 60 kg/ha.
- Gieo sạ hạt kiểu khí động với bộ phận phân phối hạt giống được điều khiển thông minh
- Hạt giống lún xuống dưới mặt ruộng 1-3 mm, đạt ngưỡng tối ưu về gieo sạ, giảm thất thoát giống và giảm đổ ngã
- Tự điều chỉnh lượng hạt theo vận tốc máy
- Liên hợp với máy kéo/ bánh lồng, công suất tối thiểu: 18 HP
- Công suất sạ: 0.6-1.6 ha/h.
Các loại máy sạ hàng khí động
a) Quản lý nước trước khi làm đất: nếu có thể, không để ruộng bị ngập nước trước gieo sạ quá 30 ngày.
b) Áp dụng rút nước theo nguyên tắc ướt khô xen kẽ (AWD):
Chỉ đưa nước vào ruộng khi mực nước xuống thấp dưới mặt đất 15 cm hoặc mặt ruộng nứt chân chim, mức ngập tối đa 5 cm với các lưu ý sau:
- Giai đoạn 1-7 ngày sau sạ: giữ ruộng đủ ẩm.
- Giai đoạn từ 12-22 ngày sau sạ: rút nước.
- Giai đoạn từ 28-40 ngày sau sạ: rút nước.
- Rút nước trước khi thu hoạch từ 7 đến 15 ngày.
c) Trường hợp rút nước 1 lần giữa vụ:
Giai đoạn từ 28-40 ngày sau sạ: rút nước, chỉ đưa nước vào ruộng khi mực nước xuống thấp dưới mặt đất 15 cm hoặc mặt ruộng nứt chân chim với mực nước ngập tối đa 5 cm.
Rút nước trước khi thu hoạch từ 7 đến 15 ngày.
- Bón phân hợp lý và cân đối theo nhu cầu của cây trồng theo mùa vụ.
- Bón phân theo vùng đặc thù/chuyên biệt (SSNM): Phân tích đất định kỳ 5 năm, xác định yếu tố hạn chế và xây dựng công thức bón phân phù hợp cho cây lúa theo mùa vụ.
Lượng phân bón cho 01 ha đối với lúa gieo sạ
- Khuyến khích sử dụng 1,5-3,0 tấn phân hữu cơ.
- Vôi: 200-300 kg đối với đất có độ chua vừa và trung bình (pHKCl 4,0-5,0); 400-500 kg đối với đất chua nhiều và đất phèn (pHKCl < 4,0).
- Phân bón đa lượng đối với vụ Đông Xuân:
Nếu áp dụng máy gieo sạ hàng hoặc cụm kết hợp vùi phân, giảm 10-15% N so với công thức trên.
Thời kỳ bón phân
Bón phân với trường hợp áp dụng cơ giới hoá sạ hàng hoặc sạ cụm kết hợp vùi phân
Giảm lượng đạm 10-15%.
Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên nền tảng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM):
- Thực hiện điều tra dự tính, dự báo để phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời các loại sâu, bệnh hại.
- Áp dụng nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng thời điểm và đúng phương pháp).
- Luân phiên sử dụng các nhóm hoạt chất khác nhau để hạn chế tình trạng kháng thuốc. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc.
- Phun khi dịch hại đạt đến ngưỡng kinh tế.
- Khuyến khích áp dụng công nghệ phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái.
Phòng trừ dịch hại chính
1.Phòng trừ sâu hại chính: Giai đoạn 35-40-65 NSS
- Sử dụng thuốc có hoạt chất Chlorfluazuron + Emamectin benzoate trị sâu cuốn lá, sâu đục thân.
- Sử dụng thuốc có hoạt chất Petromethin, Diflubenzuron để trừ rầy nâu.
- Khi mật số từ 2-3 con/tép (dảnh) mới sử dụng thuốc với liều lượng theo hướng dẫn.
2.Phòng trừ bệnh hại chính:
Giai đoạn 35-40-65 NSS khi xuất hiện bệnh sử dụng thuốc có hoạt chất Chitosan, Metalaxyl Propineb để tăng sức đề kháng, phòng trừ nấm, bệnh đạo ôn lá và cổ bông, khô vằn/đốm vằn và phun vi khuẩn và nấm với hoạt chất Probineb và kẽm.
3.Phòng trừ ốc bươu vàng:
- Áp dụng tổng hợp các biện pháp thủ công, canh tác, thuốc diệt ốc bươu vàng có nguồn gốc sinh học và thảo mộc…
- Bắt ốc bươu trưởng thành, tiêu hủy trứng. Dùng lá khoai sọ, đu đủ… để dẫn dụ ốc; cắm cọc ở chỗ ngập nước để thu hút ốc đến đẻ trứng; đặt lưới chắn ở cửa lấy nước ngăn ốc xâm nhập; làm rãnh để thu gom ốc khi tháo nước; thả vịt, cá để chúng ăn ốc non và trứng ốc; sử dụng các thuốc có hoạt chất Niclosamide.
4.Phòng trừ chuột hại lúa:
- Phải mang tính cộng đồng, tổ chức xuống giống đồng loạt.
- Sử dụng biện pháp rào cản kết hợp bẫy cây trồng.
- Dùng thuốc diệt chuột sinh học hoặc hóa học kết hợp bả mồi.
5.Quản lý lúa cỏ:
- Diệt lúa cỏ trước khi xuống giống; làm đất kỹ, san phẳng ruộng; sử dụng giống lúa xác nhận; sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm
- Khuyến khích làm cỏ bằng máy nếu áp dụng gieo sạ bằng máy sạ cụm hoặc máy sạ hàng.
- Nếu sử dụng thuốc diệt cỏ cần luân phiên sử dụng thuốc với các cơ chế tác động khác nhau