Rơm có thể được thu gom trên cả ruộng khô hoặc ướt áp dụng máy cuốn rơm tương ứng. Nếu thời tiết không mưa, rơm có thể phơi trên ruộng trước khi thu gom. Tuy nhiên thời gian để rơm trên ruộng không quá 5 ngày sau thu hoạch để rơm không bị giảm chất lượng, nhất là mất đạm trong rơm. Rơm sau thu hoạch nếu bị ướt, nên được thu gom ngay để không bị giảm chất lượng do bị phân huỷ và làm tăng phát thải khí nhà kính.
1. Máy cuốn rơm kiện tròn lắp sau máy kéo
Cuốn và nhả từng cuộn rơm trên ruộng, nên cần phương tiện chuyển rơm trên ruộng về về nơi tập trung như bờ ruộng. Máy cuốn rơm loại này không thể vận hành trên ruộng ướt do bánh hơi dễ bị mắc lầy, cuộn rơm nhả ra tại chỗ trên ruộng sẽ bị dính bùn, làm giảm chất lượng rơm.
2. Máy nén rơm kiện vuông
Liên tục ép rơm trong buồng nén và đẩy kiện rơm đã ép ra ngoài mà không cần phải dừng lại
3. Máy cuộn rơm phổ biến tại Việt Nam
Thông số kỹ thuật của hai loại máy cuộn rơm phổ biến tại Việt Nam
1. Máy cuộn rơm gắn sau máy kéo
Công suất máy kéo được tính bằng mã lực (HP) và được lựa chọn dựa trên kích cỡ hoặc loại máy cuộn rơm. Vì vậy, máy cuộn rơm loại nhỏ (STAR MRB 0850B) và một máy ép kiện rơm loại trung bình (CLAAS Markant 55) sẽ được sử dụng làm ví dụ.
Liên kết ba điểm treo của máy cuộn rơm được sử dụng để kết nối với điểm nối cố định bên trái, điểm điều chỉnh được bên phải và điểm nối bên trên.
Lắp khớp nối cardan vào trục thu công suất của máy kéo. Khớp nối cardan, nằm ở phía trước máy cuộn vào trục thu công suất của máy kéo.
Hình minh họa giản lược cách nối cơ cấu báo hiệu (còi). Nối dây điện của cơ cấu báo hiệu vào ắcquy của đầu kéo (12V). Sau đó đặt cơ cấu báo hiệu vào vị trí thích hợp để vận hành máy.
Máy STAR MRB 0850B được lắp vào vào đầu máy kéo, sẵn sàng vận hành. Máy cuộn rơm có thể bắt đầu vận hành sau khi liên kết ba điểm treo được nối với trục thu công suất.
2. Lắp máy CLAAS Markant 55 vào máy kéo
Trước khi lắp máy cuộn vào máy kéo, cần đảm bảo khe hở giữa các kẽ bánh sao của hệ thống cuộn dây đã được lau sạch và các bộ phận chuyển động đều được bôi trơn. Ngoài ra cần kiểm tra nếu xích của cụm vơ và rulô cuộn rơm đã đạt độ căng thích hợp, điều chỉnh độ căng nếu cần và thường xuyên tra dầu bôi trơn.
- Sử dụng máy kéo với mã lực thích hợp (tối thiểu 60 HP)
- Lắp máy cuộn rơm vào máy kéo và dùng chốt chẻ R để đảm bảo chốt cố định thanh kéo được gắn chắc chắn vào góc phần tư và cuộn thanh chống lật.
- Sau đó nối trục cardan của máy cuộn rơm vào trục thu công suất của máy kéo và đóng khoang nén.
- Cần đảm bảo các phần của trục cardan được làm sạch và bôi trơn trước khi gắn lại với nhau.
- Trước khi luồn dây, đẩy khóa an toàn của hệ thống luồn dây hết về phía cơ chế ngắt.
- Lắp 6 cuộn dây vào khoang và buộc đầu phía ngoài của cuộn này với đầu phía trong của cuộn kế tiếp để đảm bảo dây được kéo liên tục.
- Điều chỉnh thanh kéo từ chế độ vận chuyển sang chế độ làm việc.
- Chặn trước bánh phải của máy cuộn sao cho người lái có thể vừa kéo sợi dây vừa lái máy kéo từ từ tiến về phía trước cho đến khi chốt khóa ăn khớp vào lỗ phía trong góc phần tư.
- Điều chỉnh độ cao gom rơm sao cho cho các tay vơ cách mặt đất 20-30 mm.
- Điều chỉnh độ nén kiện rơm tùy theo tình trạng rơm trên đồng.
3. Tiến hành kiểm tra trước vận hành và bảo trì
Kiểm tra máy trước khi sử dụng: nước, dầu, dầu bôi trơn, khí (lốp xe), và các yếu tố khác.
4. Khởi động và dừng máy kéo an toàn
- Trước khi khởi động máy kéo, người điều khiển cần nắm rõ các quy trình và cách dừng máy an toàn.
- Dừng máy an toàn theo các bước sau:
- Trong trường hợp không thể dừng đỗ tại điểm an toàn, cần có các phương án ứng phó thích hợp
- Trước khi khởi động động cơ, đảm bảo điều kiện làm việc đủ an toàn. Lúc này cần kiểm tra hệ thống phanh, tay lái và các hệ thống điều khiển khác. Đồng thời đảm bảo khi vận hành, máy kéo không gây nguy hiểm cho người xung quanh.
5. Vận hành trên đồng ruộng
Một số chú ý vận hành máy kéo trên ruộng an toàn
1. Hướng dẫn thực hiện một số quy trình bảo trì cơ bản
2. Hướng dẫn xử lý sự cố cơ bản